Lý thuyết về f/stop


by Matthew Cole
Thợ ảnh lấy ánh sáng cho bức hình bằng cách tính toán kết hợp giữa tốc độ màn chập (shutter speeds) và tiêu cự ống kính/ khẩu độ (f/stop) sao cho phù hợp với loại film/ sensor và chủ đề mình chụp. Tốc độ màn chập xác định thời gian phim bị phơi sáng là bao lâu. Còn f/stop thì xác định bao nhiêu tia sáng sẽ được phép tác động lên phim ( nói cách khác thì f/stop xác định cái lỗ cho ánh sáng lọt qua mở rộng bao nhiêu, còn shutter speed là thời gian giữ cái lỗ đó rộng như thế trong bao lâu. Giống giống con ngươi trong cái con mắt của mình, ánh sáng mạnh quá thì nheo nheo lại, ánh sáng tối quá thì mở to cái tròng mắt ra. Kkk ).
Tùy loại phim có độ nhạy sáng (ISO) như thế nào và bối cảnh có ánh sáng như thế nào mà người chụp phải tìm ra cách kết hợp chúng hợp lý. Có rất nhiều cách kết hợp giữa tốc độ (shutter speed) và khẩu độ (f/stop) khác nhau để lấy được cùng một mức độ hay lượng ánh sáng cần thiết cho phim. 
Mặc dù là được dùng rất nhiều trong chụp ảnh, nhưng cái f/stop này vẫn là thứ gì đó bí ẩn và rối rấm với nhiều tay chụp ảnh, dù là họ dùng nó suốt. Có lần tôi bị thu hút bởi mấy tấm hình dán trên cửa kính ở trong một cái tiệm bán máy ảnh, họ dán lên tấm kính cửa của họ một loạt các bức hình cùng một cảnh với các loại ống kính khác nhau (nó giống như bảng liệt kê các loại ống kính của thằng bạn Dave Dahm của tôi), các bức hình này chụp cùng một cảnh hành động với các tốc độ khác nhau và được in ở các kích thước khác nhau. Cái họ còn thiếu là một bộ ảnh biểu diễn độ sâu của hình (depth of field), nói cách khác là 1 cảnh được chụp với nhiều khẩu độ (f/stop) khác nhau. Có lẻ nếu làm thế thì họ có thể sẽ có thêm việc để nói với khách trong lúc bán máy. Trang này ta sẽ nói nhiều về f/stop và mấy con số gây khó hiểu của nó. 
Fill That Bucket! (Làm đầy thùng nước)
Cách giải thích cơ học về phơi sáng (exposure) yêu thích của tôi là việc làm đổ đầy thùng nước. Một thùng nước có kích thước xác định và cần một lượng nước xác định để làm đầy nó, cũng giống y như là phim chụp hình hay cảm biến kỹ thuật số ( digital sensor), chúng có độ nhạy sáng (ISO) được xác định và cần một lượng ánh sáng nhất định để tối ưu cho việc lưu giữ một hình ảnh. Để làm đầy thùng nước, bạn có thể dùng một cái vòi nước chảy rỉ rả và ngồi ngấm nghía nó trong thời gian thật lâu cho tới lúc đầy thùng, hoặc là chơi một cái vòi rồng, xịt một phát là đầy thùng. Với kiểu nào, thì cuối cùng cái thùng cũng chỉ chứa được bao nhiêu nước đó thôi là nó đầy. Trong chụp ảnh, khẩu độ (f/stop) chính là lượng nước chảy ra từ cái vòi nước, còn tốc độ (shutter speed) chính là thời gian ngồi chờ, còn tốc độ của phim chụp (ISO) là kích thước cái thùng. Nói rộng ra từ cái ví von kia thì cho dù ta kết hợp thế nào giữa lượng nước chảy ra khỏi vòi nước nhiều hay ít với thời gian chờ bao lâu thì cuối cùng cũng hứng được một lượng nước xác định. Phim chụp cũng thế, trong các giới hạn, sự kết hợp giữa thời gian và số lượng ánh sáng thế nào thì cũng sẽ đạt được như mong muốn. 
Shutter Speeds (Tốc độ màn chập)
Tốc độ màn chập thì dễ hiểu một chút nên ta sẽ bắt đầu với nó. Cả 2 động tác điều khiển để phơi sang phim đều có một loạt các thông số nối tiếp nhau, tăng đôi hoặc chia đôi để cho phép một lượng ánh sáng nhất định tiếp xúc với phim. Tốc độ màn chập tính bằng giây đồng hồ và các phần số của 1 giây. Một phần tư của giây thì bằng phân nữa của nữa giây nhưng lại lâu gấp đôi của một phần tám của giây. Một giây thì lâu gấp đôi của nữa giây và nhanh gấp đôi của 2 giây. Dễ như cơm bữa, cái này nó đúng với một loạt tham số chỉnh tốc độ của màn chập. Ví dụ trên con Nikon FE cổ của tôi, tốc độ màn chập của nó có chuỗi số như sau:8 seconds 4 seconds 2 seconds 1 second 1/2 second 1/4 1/8 1/15 1/30 1/60 1/125 1/250 1/500 1/1000
Mỗi con số thiết lập này rõ rang là phân nữa/gấp đôi số cạnh nó (OK, tôi biết là 1/15 không phải phân nữa của 1/8 và 1/125 thì không phải phân nữa của 1/60, nhưng nó gần gần bằng). Cái sự gấp đôi/ phân nữa này thì nó thực sự là quá dễ hiểu với cái phần điều khiển phơi sáng phim này (tốc độ/ thời gian/ shutter speed). 
F/Stops (F/stop/ tiêu cự ống kính)

f/stop thì khó hiểu hơn một chút bởi mấy con số của nói hơi bất quy tắc. Chuẩn bắt buộc của chuỗi f/stop trong khoảng f/1.4 tới f/22. Mặc dù chúng mới đầu không ưa nhìn lắm, nhưng trong chuỗi này thì cái f/1.4 cho ánh sáng lọt vào phim nhiều nhất, còn f/22 thì cho ít ánh sáng lọt vào phim nhất. Với lại, mỗi cái f/stop này có độ chính xác gấp đôi/ phân nữa tương tự chuỗi số shutter speed. 
1.4 2.0 2.8 4 5.6 8 11 16 22 
Thoạt nhìn thì thấy f/4 tới f/5.6 chẳng giống như là sẽ giảm phân nữa lượng ánh sáng. Còn 5.6 thì lại là số lớn hơn, chẳng có vẻ gì là thể hiện sẽ phải có ít ánh sáng hơn. Tương tự từ f/4 tới f/2.8 chẳng giống xíu nào là sẽ tăng gấp đôi lượng ánh sáng. Mặc dù sực thực là chuỗi số này chính xác là mỗi một số sẽ là phân nữa/ gấp đôi lương ánh sáng so với số cạnh nó, cũng giống y cái chuỗi số tốc độ màn chập, shutter speed. Đừng buồn ngủ, tôi còn phần giải thích tiếp theo đây.
Lý do của việc các con số phân nữa/ gấp đo khó hiểu và số nhỏ hơn thì nhiều ánh sáng rót vào phim hơn là bởi vì số f/stop là hệ số tỉ lệ. Tỉ lệ giữa cái đường kính của cái lỗ hở trong ống kính và tiêu cự của cái thấu kính. Tiêu cự thường được đo bằng mm (mi li mét). Với ống kính có tiêu cự là 50mm, f/2 (đọc cho đủ là f chia 2 hay tiêu cự ống kính chia 2) sẽ cho biết là đường kính lỗ hở sẽ là 25mm. Tỉ lệ của 50/2 = 25 hay 50/25 = 2. Giờ thì dễ hiểu hơn rồi đó. Có một câu hỏi hay ở đây là: cái lổ hở (aperture) đó có diện tích là bao nhiêu? Hay hỏi hay hơn là : khẩu độ sẽ mở bao nhiêu? Giống cái cửa trên tàu vũ trụ, nó có từ 5 tới 15 miếng thép nhỏ nhỏ đóng/ mở vòng tròn trông giống giống như cái cánh quạt. 
Ta dùng công thức tính diện tích hình tròn, π x r2. (pi nhân cho bình phương bán kính).Với : π = 3,1416.Với ống kính tiêu cự 50mm, khẩu độ là f/2 (f chia 2 hay tiêu cự chia 2), ta có bán kính cần tìm là : 25/2 = 12.5mm. Vậy diện tích hay khẩu độ cho ánh sáng tràn vào là:Π x 12.52 = 3,1416 x 156,25 = 490.9 mm2 (làm tròn là 500 milimet vuông)
Thực ra cái kết quả tính được này nhìn chả thấy ăn nhập vào đâu cả. Ta tính tiếp cái f/stop kế nó xem sao, cái f/2.8.Với ống kính 50mm, f/2.8, bán kính cần tìm là: 50/2.8/2 = 8.93mm. Vậy diện tích cái khẩu độ là:Π x 8.932 = 250.5 mm2 . Ta làm tròn 250.5 là 250 milimet vuông. Vậy ta có ở f/2.8, khẩu độ diện tích là 250 milimet vuông.Ta có ở f/2, khẩu độ diện tích là 500 milimet vuông.À ha, cái f/stop chính là hệ số tỉ lệ để tính ra được diện tích của cái lỗ cho ánh sáng lọt vào. Ở mỗi hệ số tỉ lệ, sẽ tạo được một khẩu độ với diện tích, gấp đôi/ phân nữa. Cũng hơi khó hiểu ấy nhỉ. 
Còn đây là cái bảng được em tính sẵn với ống kính tiêu cự 50mm này:
Bạn cần phải Đăng Nhập và sau đó Like (Thích) bài viết này, bạn sẽ nhìn thấy link của nó.

Nhìn cái cột phía phải có lẻ là ta đã hiểu được vấn đề. Tại sao số f/stop lớn lại làm ánh sáng lọt vào nhỏ giọt hơn và một số trong dãy thì phân nữa/ gấp đố số kế nó. Ta phải làm bài toán khoa học vũ trụ nên trả trách là dãy f/stop nó hơi khó hiểu. 
Thế tại sao không gọi luôn cái diện tích luôn cho rồi? Có vài lý do. Trước tiên, nếu bạn có ống 50mm, và giả sử tôi phát biểu một câu: “ Tôi chụp hình với ống 50mm ở tốc độ màn chập là 1/125 giây và khẩu độ có diện tích là 63 milimet vuông”. Nói kiểu này thì ai hiểu tui chết liền! Nhưng nếu nói là “ Tôi chụp ở tốc độ 1/125 và f/5.6” thì nhiều người chấp nhận hơn. Mặc dù là 63 mm vuông chính là f/5.6 với ống kính 50mm. Nếu ống kính có tiêu cự là là 35mm, hay 85 hay 300mm, tức là tỉ lệ thay đổi và tỉ lệ thay đổi thì mức độ phơi sáng cũng khác nhau. Với 63 mm vuông, thì nó là f/4 của ống 35mm, f/9.5 của ống 85mm và f/32 của ống 300mm. Nếu ta chỉ biết được diện tích của lổ hở, ta cần phải biết thêm cả chiều dài của ống kính từ đó mới tính được lượng ánh sáng đi qua kính. Chính hệ số tỉ lệ đã kết hợp 2 thứ ta cần thành một. Ngắn gọn, hiệu quả. Khi bạn nói là f/8, nghĩa là với ống kính này thì với fx tôi có được khẩu độ mà đường kính của nó bằng tiêu cự ống kính chia cho 8. (When you say f/8, you mean for this focal length (the f?), give me an aperture whose area is such that diameter of the resulting circle goes eight times into my focal length.) Thật may mắn là các nhà sản xuất ống kính thấy được những thứ rắc rối này, nên chỉ đánh dấu lên ông kính mấy cái f/stop. Chúng ta phải cảm ơn họ vì điều này. 
Vậy là f/8 có nghĩa là sẽ có được cùng mức độ sáng trên film/ sensor bất kể là tiêu cự ống kính khau nhau như thế nào?
Đúng vậy. Chính vì thế mà nó rất thuận tiện! Nó cũng giải thích tại sao cái thước đo ánh sáng cầm tay hoạt động được—chúng không không biệt kích thước phim bao to hay thân máy hay ống kính bạn dùng, nhưng chúng nói lên được là với 1/125 giây ở f/8 sẽ cho ra kết quả phơi sáng đúng như đã chọn (hoặc gần đúng, ta sẽ nói kỹ hơn vụ này). Sẽ chẳng có sự khác biệt nào khi bạn đặt f/8 với ống 20mm hay 400, hoặc với máy ảnh từ năm 1954 hay vừa mới mua. 
OK, vậy còn ý nghĩa f/stop nào khác thì sao? Khi bà con nói là ống kính tốc độ cao, nó có nghĩa là gì?

Khi nói từ ống kính, ta hay nghĩ đến khẩu độ tối đa của nó (cái lỗ to nhất nó tạo được, cái số nhỏ nhất trên ống kính). Và đây, Nikon làm ống 28mm chỉ với 1 f/stop, ống 28mm f1.4, hay 28 f2.0, 28 f/2.8 và 28 f/3.5. Chúng khác nhau ở số lượng ánh sáng mà chúng cho qua trong một khoảnh khắc. Với ống 28mm f/3.5, cái mà tôi đang dùng, khi đặt ở mức khẩu cao nhất f/3.5, nó cho ánh sáng qua ít hơn 1/3 so với ống 28 f/2.8. Cái 28 f/2.8 thì lại ở khẩu cao nhất của nó chỉ cho được ½ ánh sáng đi qua so với ống 28 f/2.0. Và ống 28 f/2.0 thì chỉ cho được lượng ánh sáng qua phân nữa so với ống 28 f/1.4 ở khẩu lớn nhất. Ống kính có khẩu lớn nhất cho ánh sáng qua nhiều nhất gọi là ống kính tốc độ cao. Ống kính mà đặt khẩu độ cao nhất của nó lại nhỏ hơn loại khác thì gọi là ống tốc độ chậm . Ống 28 f/1.4 là loại ống kính 28mm cực nhanh, ống 28 f/2.0 là ống kính cũng nhanh, ống 28 f/2.8 là ống thường, ống 28 f/3.5 là ống rùa bò. Ống 28 f/1.4 chỉ làm giới hạn, Nikon không làm nhiều và đã ngưng sản xuất, giá con này đội lên tới nóc nhà! Bạn có thể tìm nó trên eBay bát kỳ lúc nào thì giá cũng từ $2,500 hoặc cao hơn. Nikon 2010 ra mắt ống 24 f/1.4, rộng hơn tí xíu, bạn không buộc phải mua cái này, nhưng nếu mua thì thủ sẵn tầm $2,500 trở lên. 
Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment