Cơ bản về camera

1. Thông tin cơ bản

Hiểu một cách đơn giản, một camera hoạt động giống như một con mắt, nhận hình ảnh và truyền hình ảnh đến thiết bị hiển thị hoặc lưu trữ. Cấu tạo của camera bao gồm cảm biến quang học (cảm biến biến đổi tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện), bộ xử lý ảnh và nguồn cung cấp.
2. Phân loại camera

a) Phân loại theo kỹ thuật hình ảnh

(1) Camera Analog : Ghi hình băng từ xử lý tín hiệu analog, xử lý tín hiệu màu, vector màu, loại camera này hiện nay ít dùng.

(2) Camera CCD (Charge Couple Device) :  Camera CCD sử dụng kỹ thuật CCD để nhận biết hình ảnh. CCD là tập hợp những ô tích điện có thể cảm nhận ánh sáng sau đó chuyển tín hiệu ánh sáng sang tín hiệu số để đưa vào các bộ xử lí.  Nguyên tắc hoạt động của CCD:  CCD thu nhận các hình ảnh thông qua các hệ thông thấu kính của camera. CCD có hàng ngàn những điểm ảnh sẽ chuyển đổi ánh sáng thành những hạt điện tích và được số hóa. Đây là một quá trình chuyển đổi tương tự số.  Các thông số kỹ thuật của camera CCD là đường chéo cảm biến (tính bằng inch). Kích thước cảm biến càng lớn thì chất lượng càng tốt (1/3" Sony CCD sẽ có chất lượng tốt hơn 1/4" CCD). Hiện nay chỉ có 2 hãng sản xuất cảm biến là Sony và Sharp

Camera CMOS (Complementary metal oxide semiconductor). : CMOS có nghĩa là chất bán dẫn có bổ sung oxit kim loại. Các loại camera số thương mại sử dụng công nghệ CMOS chưa đủ khả năng cung cấp trong thời điểm này khi so sánh chất lượng hình ảnh với camera CCD. Các camera thương mại dùng công nghệ CMOS có giá thành khoảng 500USD đến 5000USD.  Các camera số sử dụng công nghệ CMOS và CCD có ưu điểm rất rõ rệt so với camera analog về độ nét và chất lượng hình ảnh.

b) Phân loại kỹ thuật đường truyền

(1) Camera có dây

Camera có dây có ưu điểm đó là khả năng an toàn cao, tính bảo mật tốt được sử dụng, truyền tín hiệu trên dây cáp đồng trục khoảng 70 Ohm - 1 Vpp, dây C5. Đây là giải pháp được đánh giá an toàn. Chú ý: khi truyền với khoảng cách xa 300m thì cần có bộ khuếch đại để tránh việc tín hiệu đường truyền suy hao, dẫn đến chất lượng hình ảnh không tốt.

(2) Camera không dây

Giống như tên gọi, các Camera này đều không có dây. Tuy nhiên, các camera này vẫn cần thiết có dây nguồn. Các loại camera có ưu điểm là dễ thi công lắp đặt do không cần đi dây, tuy nhiên camera có hệ thống an toàn không cao.

Một vấn đề cần quan tâm đối với thiết bị không dây là tầ số sử dụng. Camera không dây sử dụng song vô tuyến RF để truyền tín hiệu thường có tần số dao động từ 1.2 đến 2.4 MHz. Camera không dây được sử dụng khi lắp đặt tại các khu vực địa hình phức tạp khó đi dây từ camera đến các thiết bị quan sát, ví dụ như các ngôi nhà có nhiều tường chắn. Đối với khoảng cách xa hàng ngàn mét chúng ta cần phải sử dụng những thiết bị đặc biệt hoạt động ở tần số cao và giá thành khá đắt

Việc sử dụng camera không dây được đánh giá là không an toàn dễ bị bắt song hoặc bị ảnh hưởng nhiễu trước các nguồn song khác như sóng của điện thoại di động.

(3) IP Camera (Camera mạng)

IP Camera được kết nối trực tiếp vào mạng, tín hiệu hình ảnh và điều khiển được truyền qua mạng. Với camera IP người dùng có thể điều khiển và giám sát ở bắt cứ đâu thong qua mạng internet.

c) Phân loại theo tính năng sử dụng

(1) Dome Camera (Camera áp trần)

Camera có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Đây là loại camera thường được đặt trong nhà, kiểu dáng rất trang nhã. Camera có tính năng bảo mật cao do ít gây sự chú ý.

(2) Camera ngụy trang

Camera này khó có thể nhận biết được. Nó có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, có thể ngụy trang và tránh bị phát hiện. Tuy nhiên khi sử dụng loại camera này bạn cần phải đảm bảo tính hợp pháp khi sử dụng. Ở một số nơi việc sử dụng camera ngụy trang được coi là bất hợp pháp.Các camera này có thể hoạt động giống như một thiết bị phát hiện khói. Một số các công ty hiện nay đã bắt đầu xây dựng những hệ thống camera trở thành các thiết bị phát hiện khói.

(3) Box camera

Đây là loại camera truyền thống thường được dùng trong các văn phòng diêu thị. Đây là loại camera giá thành rẻ tuy nhiên thời điểm này ít dùng. Camera được bảo vệ trong hộp để bảo vệ trước tác động phá hoại hay điều kiện môi trường.

(4) Camera PTZ

Pan: quét ngang; Tilt: quét dọc; Zoom: phóng to

Pan/ Tilt/ Zoom hay những họ tương tự được biết đến với cái tên thương mại là PTZ Camera là loại camera hỗ trợ khả năng quét dọc, quét ngang, phóng to thu nhỏ camera này còn cho phép kết nối với hệ thống cảm biến và cảnh báo để phát hiện đối tượng di chuyển trong vùng hoạt động của nó. Hơn nữa camera PTZ có thể được lập trình để hoạt động theo ý muốn.

(5) Camera IR và EXview ( Camera có khả năng quan sát đêm)

Khoảng cách quan sát của camera phụ thuộc vào công suất của đèn hồng ngoại. Khoảng cách quan sách của camera dao động khoảng 10m đến 300m. Camera IR có thể quan sát được trong điều kiện tối 100%

Camera EXview (Day/Night): Tự động khuếch đại ánh sáng làm rõ hình ảnh khi ánh sáng tối, tuy nhiên vùng tối hoàn toàn sẽ không nhìn thấy được.

3. Các thông số cần biết

a) Camera Indoor, Outdoor

Indoor: camera đặt trong nhà.

Outdoor: camera đặt ngoài trời, có khả năng chịu đựng được các tác động bên ngoài như độ ẩm, thời tiết, nước, bụi, hay các tác nhân phá hoại khác.

b) Tính năng hồng ngoại, IR (InraRed)

Camera hồng ngoại có thể ghi hình vào ban đêm, trong điều kiến thiếu ánh sáng mà các camera thông thường không thực hiện được. Trong điều kiện đủ ánh sáng camera này hoạt động không khác những camera bình thường, chỉ khi đêm tối, đèn hồng ngoại được tự động bật, và camera bắt đầu hoạt động với tính năng hồng ngoại. Hình ảnh được camera ghi lại khi hoạt động ở chế độ hồng ngoại luôn là đen trắng.

Các thông số hồng ngoại:

+ IR LED: Số lượng đèn LED hồng ngoại.

+ VISIBLE DISTANCE AT: Khoảng cách quan sát

+ POWER COSUMPTION: Công suất tiêu thụ

+ LED ANGLE: góc phát hồng ngoại

Một vài điều lưu ý khi sử dụng hồng ngoại là góc phát của hồng ngoại phải cùng hoặc lớn góc quan sát, nếu không sẽ bị hiện tượng đèn pin và số lượng hồng ngoại cũng loại hồng ngoại sẽ quyết định đến tầm xa. Hiện tại có 3 loại hồng ngoại sau đây:

+ LED thường: Công suất phát sáng thấp, tiêu thụ năng lượng nhiều, tầm xa kém.

+ LED công suất lớn (High POWER LED): Công suất phát sáng lớn, tiêu thụ năng lượng nhiều, có khả năng phát sáng tầm xa.

+ LED thế hệ 3 (3 Generation LED): Công suất phát sang lớn, tiết kiệm năng lượng

Khi hoạt động ở chế độ hồng ngoại, các đèn LED sẽ được baajtleen đòi hỏi công suất khá lơn do đó nguồn cung cấp cho các camera hồng ngoại thường là lớn hơn nhiều so với các camera không có hồng ngoại.

c) Chất lượng hình ảnh

Chất lượng hình ảnh của 1 camera phụ thuộc vào nhiều thông số.

(1) Image Sensor: Cảm biến hình

Hiện tại, chỉ có 2 hãng sản xuất cảm biến hình trên thế giới là Sony và Sharp. Tuy nhiên cũng có sự khác nhau về chất lượng dẫn đến sự khác nhau vè giá cả. Cảm biến ảnh của Sony thường có giá thành cao hơn và cho chất lượng ảnh tốt hơn.

Kích thước cảm biến càng lớn thì chất lượng càng tốt.

(2) Resolution: Độ phân giải

Độ phân giải càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng nét. Trong các ứng dụng không cần biết phải quan sát thật rõ nét thì độ phân giải 480 TV Lines là có thể chấp nhận được.

(3) CCD Total Pixels: Số điểm ảnh

Thông số này nói lên chất lượng hình ảnh, số điểm ảnh càng lớn thì chất lượng hình ảnh càng tốt. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh càng tốt đồng nghĩ với dung lượng ảnh càng lớn, và sẽ tốn bộ nhớ lưu trữ cũng như ảnh hưởng tới tốc độ đường truyền. Thông thường với NTSC: 811(H) x 508(V) và với PAL: 795 (H) x 596(V)

d) Điều kiện hoạt động

(1) Minimum Illumination: Cường độ ánh sáng nhỏ nhất

Thường được tính bằng Lux. Thông số này nói lên rằng, camera chỉ hoạt động ở cường độ ánh sáng lớn hơn cường độ ánh sáng nhỏ nhất.Trong điều kiện quá tối, nếu không phải là camera có chức năng hồng ngoại thì sẽ không hoạt động được.

+ Ánh nắng mặt trời: 32000 Lux - 130000 Lux

+ Bầu trời có áng mây: 1000 Lux

+ Ánh sáng văn phòng: 320 Lux - 500 Lux

Một số camera còn có chức năng Auto Iris (tự động hiệu chỉnh ánh sáng). Đặc điểm cửa camera lọa này là có thể điều chỉnh lượng sáng đủ để quan sát được cho camera.

(2) Power Supply: Nguồn cung cấp

Hiện nay đa số các camera đều dùng loại nguồn 12VDC, chỉ một số ít các camera dùng nguồn khác và phần lớn các camera đều đi kèm với bộ chuyển đổi nguồn, để có thể sử dụng trực tiếp nguồn 220 VAC.

(3) Operation Temperature: Dải nhiệt độ hoạt động

Phần lớn các camera đều cho phép hoạt động trong dải nhiệt độ -10°C - 50°C. Nên sử dụng camera chuyên dụng trong những khu vực có điều kiện khắc nghiệt như môi trường công nghiệp, các khu vực có nhiệt độ cao.

(4) Operation Humidity: Độ ẩm cho phép

Thông thường, độ ẩm cho phép là 85% RH ( độ ẩm tương đối ).

e) Góc quan sát

Trong tài liệu kỹ thuật thường không có ghi góc mở, mà ghi thông số tiêu cự (f) thay cho góc mở.
Share on Google Plus

About Nguyễn Tiến Cường

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment